Khai trương khuyến mại

HomeClassic

Hotline: 0975 522 948

XƯỞNG SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG ĐỒ GỖ TÂN CỔ ĐIỂN

Bạn đã từng tận mắt chứng kiến việc tạo ra các sản phẩm đồ gỗ như giường, tủ, bàn, ghế như thế nào chưa? Hãy tham quan xưởng của chúng tôi một lần nhé!

(More...)

Sofa tân cổ điển nhập khẩu

Sofa tân cổ điển là một sản phẩm mang phong cách Âu, nó nói lên một ngôn ngữ kiến trúc nội thất rất đẳng cấp

(More...)

Tin tức

Ngành nội – ngoại thất Việt Nam: Một cái nhìn tổng quan

Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghiệp đồ gỗ nội thất đã trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính lũy kế đến ngày 15/11/2010 đạt trên 2,89 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu gỗ sẽ tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ trong năm tới. Thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu (28%), Nhật Bản (24%), và Hoa Kỳ (20%) vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp tục được ưa chuộng.

Ban ghe an co dien

Bàn ghế ăn làm bằng gỗ cao cấp

Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam còn rất lớn bởi khối lượng xuất khẩu hiện tại mới chỉ thỏa mãn được chưa đến 1% nhu cầu thực tế của thị trường thế giới. Hiện nay các vấn đề tồn đọng như tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn cao (chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu), tỷ lệ hao hụt cao trong chế biến, tỷ giá tăng… đã và đang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, khiến cho họ phải “đi bằng 2 chân”, vừa xuất khẩu và vừa quay về thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tiềm năng tiêu thụ đồ gỗ trong nước cũng rất lớn, có khả năng mang lại doanh thu không kém xuất khẩu (trên 3 tỉ đô la Mỹ). Mặc dù vậy, nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm trong ngành công nghiệp đồ gỗ đã song hành với nhau từ lâu nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để cùng thúc đẩy tiêu dùng đồ gỗ nội địa phát triển. Thị phần nội địa được các doanh nghiệp chế biến gỗ phân ra mảng công trình và phân phối bán lẻ. Trong đó, mảng thi công lắp đặt nội thất cho các công trình được cho là có nhiều tương đồng với sản xuất xuất khẩu và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mảng còn lại, hướng đến đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ tuy có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp “ngán” vì buộc phải có vốn mạnh để xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ, và trữ hàng tồn kho.

Dự án Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn (CP4BP) do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị đối tác triển khai từ năm 2007 đến năm 2009 đã đạt được những thành tự đáng kể và hỗ trợ một số doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam như Xuân Hòa, Trường Thành, Trúc Xinh v.v… Tiếp nối những thành công của CP4BP, dự án SPIN – với phạm vi rộng và quy mô lớn hơn – đã được khởi động từ tháng 4/2010 và đang trong giai đoạn chuẩn bị cho Cycle 1 (Chu trình triển khai Đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững thứ nhất). Trong thời gian qua, các chuyên gia của dự án đã tiến hành khảo sát và đánh giá sơ bộ về tiềm năng sản xuất sạch – đổi mới sản phẩm bền vững tại một số doanh nghiệp ở vùng Tây Bắc, Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong chuyến công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc và đặt quan hệ hợp tác với Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) – một tổ chức hàng đầu trong ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam chuyên tổ chức các cuộc thi và hội thảo liên quan tới thiết kế sản phẩm đồ gia dụng theo hướng bền vững. Thông qua HAWA, trong thời gian tới dự án sẽ tiếp cận các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội, lựa chọn và mời họ tham gia trong mạng lưới SPIN, chuẩn bị cho việc thực hiện Cycle 1 của dự án. Ngoài ra còn có một số đầu mối khác giúp kết nối giữa SPIN và các doanh nghiệp sản xuất – chế biến – kinh doanh đồ nội thất từ vật liệu phi gỗ (tre, luồng…) như tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ GRET và hợp tác xã phát triển nông thôn Thanh Hoá CRD. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát-đánh giá sâu hơn đối với các khu vực tiềm năng như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương…) nơi tập trung tới 70% trong tổng số 600 doanh nghiệp đồ gỗ nội thất lớn nhất Việt Nam

(Theo spin-asia.org)

Noi that co dien Homeclassic9.8su10Phong ngu - phong khach158 student